Nắm rõ luật chính chủ xe ô tô 2022 – tránh mắc lỗi phạt đáng tiếc

Không nắm rõ về luật chính chủ xe ô tô sẽ gây nên những hiểu nhầm và dễ mắc lỗi phạt đáng tiếc. Bài viết dưới đây là toàn bộ cẩm nang về luật chính chủ xe ô tô 2022, giúp quý độc giả hiểu hơn về vấn đề này.

Xe không chính chủ là như thế nào? Lỗi không chính chủ xe ô tô sẽ chịu mức phạt bao nhiêu? Thủ tục sang tên xe chính chủ ô tô có phức tạp không, cách thức thực hiện như thế nào? Mọi khúc mắc sẽ được tháo gỡ ngay dưới đây.

Quy định về xe không chính chủ

Xe không chính chủ là xe không có đầy đủ giấy tờ chứng nhận theo đúng luật định
Xe không chính chủ là xe không có đầy đủ giấy tờ chứng nhận theo đúng luật định

Xe không chính chủ hiện nay chưa được quy định thành văn bản trong các thông tư nghị định thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ.

Song, nếu xe chính chủ là tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ xe, đứng tên pháp lý trên giấy tờ đăng ký xe cũng như các thủ tục liên quan thì xe không chính chủ có nghĩa là tài sản chưa/không được đăng ký mua bán, sang tên, chuyển nhượng, cho tặng…

Với những trường hợp mượn xe của bạn bè, người thân, người điều khiển phương tiện cần mang theo đầy đủ một số giấy tờ liên quan như: Đăng ký xe, Bằng lái xe, CMND/CCCD, bảo hiểm xe. Riêng với ô tô thì cần thêm giấy đăng kiểm.

Dù tên ghi trên đăng ký xe là ai nhưng chỉ cần đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ trên thì người điều khiển phương tiện giao thông cũng sẽ không bị dính lỗi chính chủ xe.

Mức phạt đối với xe ô tô không chính chủ

Mức phạt đối với xe ô tô không chính chủ là từ 2 triệu đồng

Theo luật chính chủ xe ô tô 2022, trường hợp mua bán, chuyển nhượng, quà tặng, cho biếu, kế thừa, nếu người dân không thực hiện đăng ký sang tên sau 30 ngày, tính từ thời điểm thực hiện giao dịch sẽ phải chịu phạt theo quy định hiện hành.

Mức phạt theo quy định tại Điều 30, 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA như sau: Phạt hành chính từ 2 – 4 triệu đồng đối với cá nhân; từ 4 – 8 triệu đồng với tổ chức vi phạm.

Quy trình thực hiện sang tên chính chủ xe ô tô

Thủ tục sang tên chính chủ xe ô tô sẽ có sự khác nhau giữa cùng địa phương và khác địa phương
Thủ tục sang tên chính chủ xe ô tô sẽ có sự khác nhau giữa cùng địa phương và khác địa phương

Các thủ tục sang tên chính chủ ô tô theo quy định pháp luật hiện hành được thực hiện như sau:

Các loại giấy tờ cần mang theo

Tờ khai (theo mẫu); CMND/CCCD của chủ xe mới; Giấy đăng ký xe; Hợp đồng mua bán xe (công chứng); Giấy tờ chứng nhận đã nộp lệ phí trước bạ; Hồ sơ gốc của xe.  

Thủ tục sang tên chính chủ ô tô cùng tỉnh

– Soạn thảo hợp đồng và công chứng hợp đồng mua bán xe.

– Nộp lệ phí trước bạ.

– Đến Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh/thành phố để nộp hồ sơ sang tên xe.

– Đóng lệ phí đăng ký xe.

– Lấy giấy hẹn ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe mới.

Thủ tục sang tên chính chủ ô tô khác tỉnh

– Soạn thảo hợp đồng và công chứng hợp đồng mua bán xe.

– Đóng lệ phí trước bạ xe.

– Rút hồ sơ gốc của xe.

– Nộp hồ sơ đăng ký sang tên xe tại khu vực thường trú của chủ mới.

– Đóng lệ phí đăng ký xe

– Bốc biển số mới và nhận Giấy hẹn lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe.

– Thực hiện đăng kiểm xe theo biển số mới.

Để tránh rơi vào các lỗi xử phạt đáng tiếc liên quan đến xe không chính chủ, dù là ô tô được cho, tặng, biếu hay là tài sản thừa kế…, bạn nên thực hiện thủ tục sang tên chính chủ theo đúng luật định.

Có thể bạn quan tâm: Lỗi không xi-nhan ô tô phạt bao nhiêu đối với người vi phạm?

 

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255