
Ngoài xử phạt hành chính, người vi phạm nồng độ cồn còn bị tước bằng lái xe.
Mức xử phạt uống rượu bia khi tham gia giao thông tùy thuộc vào tính chất vụ việc. Nhẹ thì bị xử phạt hành chính, nặng có thể bị xử lý hình sự.
Nội dung bài viết
Mức xử phạt uống rượu bia đối với người điều khiển ô tô, xe gắn máy
Theo quy định của Pháp luật hiện hành, mức xử phạt uống rượu bia khi tham gia giao thông sẽ đối diện với mức phạt hành chính. Trường hợp gây tai nạn nghiêm trọng sẽ xử lý hình sự.
Theo quy định tại Khoản 8, Điều 8, Luật giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện giao thông nhu ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dụng mà trong máu, hơi thở chứa nồng cồn vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở và 50 miligam/100 mililít máu sẽ bị coi là vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và đối diện với mức xử phạt uống rượu như sau:

- Phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam hoặc 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài mức xử phạt uống rượu bia trên, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm về nồng độ cồn còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng.
Mức xử phạt uống rượu bia gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng.
Mức xử phạt uống rượu bia đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dụng
Mức xử phạt uống rượu bia đối với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dụng vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng – 3 triệu đồng (theo điểm a khoản 6 Điều 7), đồng thời có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với người điều khiển máy kéo), tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (đối với người điều khiển máy kéo chuyên dùng) trong thời gian 1 tháng.
Nếu người điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (điều khiển máy kéo) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (điều khiển xe máy chuyên dùng) trong 2 tháng.

Ngoài xử phạt hành chính, người vi phạm nồng độ cồn còn bị tước bằng lái xe.
Mức xử phạt uống rượu bia đối với người điều khiển tàu hoặc phụ tàu
Mức xử phạt uống rượu bia đối với người điều khiển tàu hoặc phụ tàu, khi lên ban mà trong máu hoặc hơi thở chứa 50 – 80 miligam/100 mililít nồng độ cồn trong máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Theo Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008, nghiêm cấm người điều khiển ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng sử dụng rượu, bia, các thức uống khiến máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép.
Theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP, mức xử phạt uống rượu bia vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt. Mức xử phạt uống rượu đối với người điều khiển, người ngồi trên ô tô và các xe tương tự có hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn.
Phạt tiền từ 7 – 8 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Mức xử phạt uống rượu bia khi tham gia gia thông không hề nhẹ. Vì vậy, hãy bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân cũng như gia đình và xã hội. Hãy tuân thủ theo pháp luật Việt Nam, không uống rượu bia khi tham gia giao thông. Theo dõi tuvangiaxe thường xuyên, cập nhật liên tục tin tức về xe hơi hàng ngày!