Theo quy định, người điều khiển ô tô bắt buộc phải có bằng lái xe tương ứng với loại xe mình đang sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện các loại bằng lái ô tô thông dụng tại Việt Nam.
Luật giao thông đường bộ và Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, giấy phép lái xe hạng B được chia thành B1 số tự động, B1 và B2. Trong đó, giấy phép lái xe hạng B1 số tự động và B1 không được phép hành nghề lái xe. Người hành nghề lái xe phải có giấy phép B2.
Dưới đây là những loại bằng lái ô tô thông dụng:
Bằng lái xe hạng B1 số tự động
Bằng lái xe hạng B1 số tự động cấp cho những người điều khiển xe trang bị số tự động nhưng không hành nghề lái xe như:
- Xe số tự động chở người dưới 9 chỗ bao gồm cả tài xế.
- Xe tải (bao gồm cả xe tải chuyên dùng số tự động) có trọng tải dưới 3.500 kg.
- Xe dùng cho người khuyết tật.
Đây là loại bằng phổ biến dành cho những cá nhân có xe ô tô số tự động với ưu điểm là dễ học, dễ thi và tiết kiệm thời gian.
Bằng lái xe hạng B1
Bằng lái xe B1 dành cho cả người lái xe số tự động và số sàn bao gồm cả các phương tiện như B1, cấp các cá nhân không hành nghề kinh doanh, dịch vụ vận tải, điều khiển các loại xe sau:
- Xe dưới 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi dành cho người lái xe.
- Xe tải, bao gồm cả xe tải chuyên dụng có trọng tải dưới 3.500 kg.
- Máy kéo một rơ moóc trọng tải dưới 3.500 kg.
Loại bằng này ít được người dùng lựa chọn bởi nó không cho phép hành nghề lái xe kinh doanh, dịch vụ.
Bằng lái xe hạng B2
Bằng lái xe B2 được nhiều người chọn học bởi đây là loại bằng cho phép cá nhân có thể hành nghề lái xe và được phép điều khiển xe từ 4 – 9 chỗ, xe chuyên dùng dưới 3.5 tấn.
Sự tiện dụng của loại bằng này là được phép hành nghề lái xe và được sử dụng cho tất cả các loại xe ô tô cơ bản tại Việt Nam. Nhược điểm của bằng B2 là có kỳ hạn 10 năm kể từ ngày cấp. Khi hết hạn, chủ bằng phải làm thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe.
Bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng C cấp cho cá nhân hành nghề lái xe tải có trọng lượng từ 3.500 kg trở lên. Người có bằng lái xe hạng C được điều khiển các phương tiện sau:
- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng có trọng tải 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo và kéo một rơ moóc trọng tải từ 3.500 kg trở lên
- Các loại xe cho phép bằng lái B1 và B2.
Kỳ hạn của bằng lái xe hạng C là 3 năm kể từ ngày cấp. Sau 3 năm, chủ bằng phải đi làm thủ tục gia hạn.
Bằng lái xe hạng D
Bằng lái xe hạng D dành cho tài xế lái xe nhiều chỗ ngồi, xe chở người theo hợp đồng, dịch vụ vận tải, kinh doanh vận tải,…
Người có bằng lái xe hạng D có thể điều khiển xe ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ (bao gồm cả tài xế) và các loại xe quy định cho các loại giấy phép hạng B1, B2 và C.
Muốn được cấp bằng D, học viên phải học nâng cấp từ bằng B2 hoặc C và phải có trình độ trung học phổ thông trở lên. Kỳ hạn của bằng này là 3 năm kể từ ngày cấp bằng.
Bằng lái xe hạng E
Bằng lái hạng E được cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Tương tự bằng lái xe hạng D, học viên phải học nâng bằng từ bằng B2, C, D và muốn sở hữu bằng hạng E, học viên phải có thâm niên 05 năm trong nghề lái xe hạng D.
Bằng lái xe hạng F
Bằng lái xe hạng F là bằng lái có giá trị cao. Muốn học loại bằng này người lái phải có nhiều năm kinh nghiệm, am hiểu ô tô. hạng F chỉ cấp cho những cá nhân đã sở hữu các loại bằng hạng B2, C, D và E. Theo đó:
- Hạng FB2 cấp cho người lái xe tải và các loại xe thuộc bằng lái xe Hạng B2 có kéo rơ moóc và điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
- Hạng FC dành cho người lái xe ô tô hạng C có kéo rơ moóc, xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và các loại xe thuộc quy định của bằng lái hạng B2, B1, C và hạng FB2.
- Hạng FD dành cho người điều khiển giấy phép hạng D, có kéo rơ moóc và các xe thuộc quy định của bằng lái hạng B1, C, B2, D và FB2;
- Hạng FE cấp cho người điều khiển xe thuộc quy định của bằng lái hạng E và các loại ô tô như: xe chở khách nối toa và lại lại giấy phép lái xe thuộc hạng B2, B1, C, E, D, FB2, FD.
Giấy phép lái xe giường nằm, xe buýt
Hạng giấy phép lái xe dành cho xe khách, xe giường nằm, ô tô khách thành phố kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số ngồi trên xe được tính dựa trên số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu hoặc xe có kích thước tương đương.
Xem thêm: Thi bằng lái xe máy cần những gì?
Hãy theo dõi tuvangiaxe trong các bài viết tiếp theo để cập nhập các thông tin hữu ích về xe ô tô nhé!